NHỮNG KIẾN THỨC KINH TẾ CƠ BẢN NHẤT MÀ BẠN PHẢI BIẾT

Kiến thức kinh tế cơ bản

Kinh tế có 2 thành phần chính là Kinh tế vi mô và Kinh tế vĩ mô

Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi, động cơ của người tiêu dùng, giá cả, lợi nhuận, … Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế rộng hơn và những giá trị lớn hơn như lãi suất, GDP và các công cụ khác mà bạn thường thấy trong mục kinh tế của các tờ báo.

Kinh tế vi mô hữu ích hơn cho các nhà quản trị còn kinh tế vĩ mô có lợi hơn cho các nhà đầu tư. Ngoại trừ các điểm 2 và 3, tôi sẽ lướt qua kinh tế vĩ mô ở các mục khác.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Đây là công cụ cơ bản nhất để đo kích thước của 1 nền kinh tế. Theo khái niệm, GDP sẽ bằng tổng thu nhập của tất cả người dân trong 1 quốc gia hoặc tổng giá trị thị trường của tất cả sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong quốc gia đó.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Hiện nay, Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới xét theo GDP (khoảng 20 ngàn tỷ USD). Điều đó có nghĩa rằng, mỗi năm có 20 ngàn tỷ USD giá trị hàng hoá và dịch vụ được sản xuất tại Mỹ.

Tốc độ tăng trưởng

Sự phát triển của 1 nền kinh tế được đo bằng tốc độ tăng trưởng GDP. Vì GDP là thước đo thu nhập của 1 quốc gia, nên tốc độ tăng trưởng GDP sẽ cho thấy thu nhập trung bình một người dân tăng lên bao nhiêu mỗi năm.

Luật cung – cầu: nền tảng của kinh tế

Bất cứ khi nào nguồn cung tăng sẽ làm cho giá giảm và cầu tăng sẽ làm giá tăng. Vì thế, khi bạn sản xuất thừa ngũ cốc, giá thực phẩm sẽ giảm và ngược lại. Hãy suy nghĩ một cách trực quan, bạn sẽ thấy quy luật này đúng ở mọi nơi trên thế giới.

Luật cung – cầu: nền tảng của kinh tế
Luật cung – cầu: nền tảng của kinh tế

Lạm phát

Bạn đã biết rằng giá của hầu hết các SP hiện nay đều cao hơn so với thời cha ông chúng ta. Lạm phát (tính theo phần trăm) cho thấy mức độ tăng giá của hàng hoá so với năm trước. Trong nền kinh tế phát triển, lạm phát hàng năm vào khoảng 2% – điều đó có nghĩa rằng giá các món hàng tăng trung bình 2% mỗi năm.

Vai trò cơ bản của NHTW là quản lý tỉ lệ này và giữ nó ở 1 con số dương thấp. Phía trên là biểu đồ cho thấy mức độ lạm phát của Mỹ trong suốt 100 năm qua.

Lạm phát (tính theo phần trăm) cho thấy mức độ tăng giá của hàng hoá so với năm trước.
Lạm phát (tính theo phần trăm) cho thấy mức độ tăng giá của hàng hoá so với năm trước

Mối quan hệ Lãi suất – Lạm phát – Tăng trưởng

Gần như có 1 mối quan hệ ngược chiều giữa lãi suất và tỷ lệ tăng trưởng GDP, ngoài ra lãi suất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ lạm phát. Vì thế, khi bạn gia tăng lãi suất, lạm phát sẽ có xu hướng đi xuống, tuy nhiên đi cùng với nó là kinh tế phát triển chậm lại.

Do vậy, không có gì khó hiểu khi việc quy định lãi suất luôn khiến các nhà chức trách phải đau đầu. Ở Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) chịu trách nhiệm quy định lãi suất ngắn hạn và đó luôn là một trong những thông tin kinh tế được theo dõi nhiều nhất.

Chu kỳ kinh tế

Nền kinh tế có những thời kì bùng nổ và khủng hoảng với chu kỳ khoảng 7 năm. Khởi đầu chu kỳ sẽ là sự bùng nổ của nền kinh tế, sau đó nó phát triển đến mức cực thịnh, tiếp đến sẽ bước vào suy thoái (thời kỳ tăng trưởng âm/thất nghiệp gia tăng) và cuối cùng là sang chu kỳ tiếp theo.

Nền kinh tế có những thời kì bùng nổ và khủng hoảng với chu kỳ khoảng 7 năm.
Nền kinh tế có những thời kì bùng nổ và khủng hoảng với chu kỳ khoảng 7 năm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *