Quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp (Phần 2)

QUY-TRINH-THU-TUC-THANH-LAP-CONG-TY
QUY TRÌNH, THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ̣̣(Phần 2)
Căn cứ theo Điều 7 về nghành nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020, thì các ngành nghê đầu tư kinh doanh có điều kiện phảo đáp ứng điều kiện cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Chi tiết các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này. Cụ thể là còn 227 ngành nghề (giảm so với trước đây là 243) kinh doanh cần phải có cấp giấy phép kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực có liên quan cấp. Ví dụ:
  • Trong lĩnh vực ngân hàng: Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động cho ngân hàng, tổ chức tín dụng;
  • Trong lĩnh vực chứng khoán: Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ;
  • Trong lĩnh vực bảo hiểm: Bộ tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm;
  • Trong lĩnh vực pháp lý: Sở tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư;
  • Trong lĩnh vực công chứng: Sở tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng công chứng;
  • Trong lĩnh vực dầu khí: Bộ công thương cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;
  • Trong lĩnh vực hàng không dân dụng: Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh cảng hàng không;
  • Trong lĩnh vực xuất bản: Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;
  • Trong lĩnh vực báo chí: Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí in, Cục trưởng Cục báo chí cấp giấy phép xuất bản đặc san và phụ trương.
  • Trong lĩnh vực giáo dục: Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết và phân cấp cấp phép hoạt động;
  • Trong lĩnh vực tài nguyên: Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết và phân cấp cấp phép hoạt động
  • Trong lĩnh vực Y tế: Bộ Y tế quy định chi tiết và phân cấp cấp phép hoạt động;
Quá trình cấp giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng kinh doanh có điều kiện trên là một quá trình xem xét kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chí cụ thể, áp dụng cho nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài cần nghiên cứu thêm các quy định khác tại Điều 9 về Ngành nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *